Tổng quan Cờ_vây

60 nước đi đầu tiên của một ván cờ vây được hoạt hình hóa. Cụ thể, ván cờ này nhanh chóng phát triển thành một cuộc chiến phức tạp ở góc dưới bên trái và vùng dưới bàn cờ. (Nhấn vào bảng để xem ván cờ trong một cửa sổ lớn hơn.)

Cờ vây là một trò chơi đối đầu với mục tiêu bao vây một khu vực tổng quát lớn hơn trên bàn của một đấu thủ bằng các quân cờ so với đối phương.[18] Khi trò chơi diễn tiến, các đấu thủ đặt các quần cờ trên bàn để định hình thế cờ và các lãnh thổ tiềm năng. Các giao tranh giữa các thế cờ đối địch thường cực kì phức tạp và có thể dẫn đến việc mở rộng, thu gọn hoặc bắt quân hàng loạt và tổn thất các quân cờ trong thế cờ.

Bốn điểm tự do - khí (điểm trống liền kề) của một quân cờ đen (A), khi quân trắng chiếm lấy lần lượt mỗi điểm tự do đó bằng một quân cờ (B, C, và D). Khi quân đen chỉ còn lại một điểm tự do (D), quân cờ đó được gọi là bị "atari".[19] Quân trắng có thể bắt lấy quân cờ này (loại bỏ khỏi bàn cờ) với một nước đi vào điểm tự do cuối cùng của nó (tại D-1).

Một nguyên tắc cơ bản của cờ vây là một nhóm quân cờ phải có ít nhất một "điểm tự do" để được ở lại trên bàn cờ. Một "điểm tự do" (hay còn gọi là "khí") là một "điểm" (giao lộ) mang tính mở (không có quân cờ được đặt ở đó), nằm giáp với nhóm quân. Một (hoặc nhiều) điểm tự do được bao quanh bởi các quân cờ được gọi là một "điểm mắt", và một nhóm quân cờ có hai hoặc nhiều điểm mắt được quy ước một cách vô điều kiện là "sống" (không bị bắt quân).[20] Những nhóm quân như vậy không thể bị bắt, ngay cả khi bị bao vây.[21] Một nhóm quân chỉ có một điểm mắt hoặc không có điểm mắt nào được gọi là đã "chết" và không thể chống lại việc bắt quân cuối cùng.[22]

Chiến lược tổng quát của trò chơi là mở rộng lãnh thổ của một đấu thủ, tấn công các nhóm quân yếu của đối phương (các nhóm có thể bị giết), và luôn lưu tâm đến "trạng thái sống" của các nhóm quân của bản thân mình.[23][24] Các điểm tự do của các nhóm đều có thể đếm được. Các tình huống mà các nhóm quân đối địch phải bắt lẫn nhau hoặc phải chết được gọi là các cuộc "đua khí", hoặc semeai.[25] Trong một cuộc đua khí, nhóm có nhiều điểm tự do hơn (và/hoặc có "hình cờ tốt hơn") cuối cùng sẽ có thể bắt được các quân cờ của đối phương.[25][26] Những cuộc đua khí và các yếu tố sống và chết là những thách thức chính của cờ vây.

Một người chơi có thể bỏ lượt dựa trên việc xác định rằng ván cờ này không còn có cơ hội đi được nước cờ nào để giành lợi thế về bản thân. Ván cờ kết thúc khi cả hai người chơi đều bỏ lượt,[27] và sau đó được tính điểm. Đối với mỗi người chơi, số lượng quân cờ bị bắt được trừ vào số điểm kiểm soát (bao quanh) được trong các "điểm tự do" hoặc "điểm mắt" và người chơi có điểm số cao hơn sẽ thắng trận đấu.[28] Các ván cờ cũng có thể thắng bằng việc một đấu thủ nhận thua.

Những nét nổi bật

Trong giai đoạn bố cục (bắt đầu ván đấu), người chơi thường thiết lập các vị trí (hoặc "điểm cơ sở") ở các góc và xung quanh các cạnh của bàn cờ. Những điểm cơ sở này giúp phát triển nhanh chóng các hình cờ mạnh mẽ, có nhiều lựa chọn cho khả năng sống (khả năng tự tồn tại của một nhóm quân cờ nhằm ngăn chặn việc bắt giữ) và hình thành thế trận cho các lãnh thổ tiềm năng.[29] Người chơi thường bắt đầu ở các góc, vì việc thiết lập lãnh thổ ở đó dễ dàng hơn, với sự trợ giúp của hai cạnh của bàn cờ.[30] Các trình tự khai cuộc được tạo lập ở góc được gọi là "joseki" và thường được nghiên cứu một cách độc lập.[31]

"Dame" là các điểm nằm giữa phần cờ ranh giới giữa quân đen và quân trắng, và như vậy được coi là không có giá trị cho cả hai bên. "Seki" là các cặp nhóm quân cờ đen và trắng còn sống mà không có hai điểm mắt. Một điểm "ko" ("kiếp", tiếng Trung và tiếng Nhật: 劫) là vị trí hình cờ bị lặp lại có thể gây tranh chấp bằng cách buộc phải đi nước ở vị trí khác. Sau khi nước đi bắt buộc được thực hiện, điểm "ko" có thể được "lặp lại" và trở về vị trí ban đầu của nó.[32] Một số cuộc "đấu kiếp" ("đấu ko") có thể rất quan trọng và quyết định trạng thái sống của một nhóm quân lớn, trong khi những nhóm khác có thể chỉ có giá trị bằng một hoặc hai điểm. Một số cuộc đấu kiếp được gọi là "đấu kiếp dã ngoại" ("picnic ko") khi chỉ một trong hai bên chịu thiệt hại nặng hơn hẳn người còn lại.[33] Người Nhật gọi nó là một "hanami ko" ("hanami" là "ngắm hoa").[34]

Việc đấu với những người khác thường đòi hỏi một lượng kiến ​​thức về sức mạnh của mỗi người chơi, được chỉ định bởi thứ hạng của người chơi (tăng từ 30 kyu lên 1 kyu, sau đó 1 dan đến 6 dan, sau đó là 1 dan chuyên nghiệp lên 9 dan chuyên nghiệp). Khác biệt về thứ hạng có thể được đền bù bởi điểm chấp - quân đen được phép đặt hai hoặc nhiều quân cờ lên bàn cờ để bù đắp cho sức mạnh lớn hơn của quân trắng.[35][36] Có các quy tắc khác nhau (của Nhật Bản, Trung Quốc, AGA, vân vân), gần như hoàn toàn tương đương, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt nhất định.

Bên cạnh thứ tự đi quân (các nước đi xen kẽ nhau, quân đen đi trước hoặc đặt quân được chấp) và các luật tính điểm, về cơ bản chỉ có hai quy tắc trong cờ vây:

  • Luật thứ nhất (luật về điểm tự do) nói rằng mọi quân cờ còn tồn tại trên bàn cờ phải có ít nhất một "điểm" (một giao điểm, được gọi là "điểm tự do") ở trạng thái mở nằm giao cắt trực tiếp liền kề (trên, dưới, trái, hoặc phải), hoặc phải là một phần của một nhóm quân liên kết với nhau có ít nhất một điểm mở ("điểm tự do") như vậy nằm bên cạnh chúng. Quân cờ hoặc nhóm quân cờ bị mất điểm tự do cuối cùng còn lại thì bị loại bỏ khỏi bàn cờ.
  • Luật thứ hai ("luật đấu kiếp") nói rằng các quân cờ trên bàn không bao giờ được lặp lại một vị trí của quân cờ đã có ngay trước đó. Các nước đi tạo ra kết quả như vậy bị cấm, và do đó chỉ các nước đi ở vị trí khác trên bàn cờ được cho phép trong lượt đi đó.

Hầu như tất cả các thông tin khác về cách mà ván cờ diễn ra là điều được chiêm nghiệm ra, có nghĩa là nó được suy ra từ việc nghiên cứu những thông tin về cách mà ván cờ diễn ra, chứ không phải là một quy tắc hay luật. Các quy tắc khác là đặc thù, khi chúng xuất hiện thông qua các bộ quy tắc khác nhau, nhưng hai quy tắc trên bao quát gần như trong tất cả các ván cờ đã được chơi.

Mặc dù có một số khác biệt nhỏ giữa các bộ quy tắc được sử dụng ở các quốc gia khác nhau,[37] đáng chú ý nhất là trong quy tắc chấm điểm Trung Quốc và Nhật Bản,[38] những khác biệt này không ảnh hưởng lớn đến các chiến thuật và chiến lược của ván cờ.

Trừ khi được lưu ý, các quy tắc cơ bản được trình bày ở đây là hợp lệ độc lập với các quy tắc chấm điểm được sử dụng. Các quy tắc chấm điểm được giải thích riêng biệt. Các thuật ngữ trong cờ vây mà không có từ tương đương sẵn có trong tiếng Anh thường được gọi bằng tên tiếng Nhật của chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cờ_vây http://www.cbc.ca/news/technology/alphago-ai-1.342... http://www.goproblems.com/ http://www.kiseido.com/classics.htm http://www.kiseido.com/printss/four.html http://www.kiseido.com/printss/ukiyoedx.html http://homepage.mac.com/bjornwendsjo/go/2-96.pdf http://www.msoworld.com/mindzine/news/orient/go/hi... http://terms.naver.com/entry.nhn?docId=982836&cid=... http://www.viendu.com/bai%20viet/NguyenDuyChinh-Co... http://www.umass.edu/wsp/project/introductions/chr...